Trên toàn thế giới, xu hướng SaaS đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Thế nhưng, khái niệm này ở Việt Nam vẫn còn khá xa lạ. Hôm nay, ORIS sẽ cùng các bạn tìm hiểu SaaS là gì, nó có vai trò ý nghĩa gì trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
SaaS là gì? Xu hướng mô hình SaaS trên thế giới và ở Việt Nam
SaaS là tên viết tắt của Software as a service. Hiểu đơn giản, nó có nghĩa là một dạng điện toán đám mây. Trên không gian đám mây này, các ứng dụng phần mềm sẽ được phân phối. Người dùng sẽ không mua bản quyền phần mềm mà sẽ mua dịch vụ dựa trên phần mềm này.
Có nghĩa là, nhà cung cấp phần mềm sẽ tạo ra một phần mềm cố định. Sau đó sẽ duy trì phần mềm này trên một nền tảng website. Khách hàng toàn cầu có thể thông qua internet và truy cập phần mềm đó. Chi phí không chi trả trọn gói 1 lần mà sẽ chi trả định kỳ (tháng, quý hoặc năm).
Xu hướng điện toán đám mây này đang phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong những nền tảng công nghệ 4.0 hiện đại nhất. Nó chiếm lĩnh gần như độc quyền ở lĩnh vực công nghệ. Bạn có thể đã sử dụng các dịch vụ phần mềm SaaS nhưng không để tâm đến bản chất của nó. Ví dụ như Google, Cloud, Dropbox, Microsoft…
SaaS là một dạng điện toán đám mây chia sẻ phần mềm
Tốc độ tăng trưởng của SaaS hàng năm đạt mức khoảng 16.4%. Đây là một con số ấn tượng về ngành công nghệ dịch vụ phần mềm này. Các phần mềm dịch vụ SaaS đến từ rất nhiều nhà cung cấp, mở ra xu hướng tích hợp nhiều phần mềm giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Theo thông kế từ BBC, mỗi doanh nghiệp châu Âu đang sử dụng trung bình 16 phần mềm SaaS.
Tại Việt Nam, những doanh nghiệp hàng đầu đi tiên phong về công nghệ cũng đang dần chuyển đối số mô hình quản lý vận hành của mình với việc sử dụng các ứng dụng phần mềm SaaS. Đây được xem là xu hướng của tương lai khi mà SaaS mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, giúp doanh nghiệp có thể tối ưu mọi quy trình với chi phí tiết kiệm nhất. Tất nhiên, nó cũng tối ưu hơn nhiều so với việc doanh nghiệp mua phần mềm on-premise (là phần mềm trả phí vĩnh viễn).
SaaS mang lại những ưu điểm gì trong quản trị doanh nghiệp?
SaaS hoạt động dựa trên nền tảng internet. Với nền tảng có thể kết nối cả thế giới qua màn hình phẳng này, SaaS mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực nhất cho doanh nghiệp:
Tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp
Để cài đặt được một phần mềm truyền thống, doanh nghiệp cần đảm bảo các nền tảng hạ tầng. Ví dụ như máy tính phải đảm bảo cấu hình, hoặc các chi phí về bảo trì định kỳ, nâng cấp định kỳ. Hay như khi máy tính hư hỏng hoặc thay máy tính thì phải cài đặt lại toàn bộ.
Với SaaS, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa các chi phí này. Thời gian nhanh chóng, chi phí chuyển đổi thấp, cơ hội tốt để chuyển đổi mọi lúc mọi nơi.
Cài đặt và sử dụng SaaS với chi phí tiết kiệm nhất
SaaS triển khai bán các dịch vụ phần mềm dưới 2 dạng: Dạng thứ nhất là dùng thử miễn phí, sau đó thanh toán tiền để có thể sử dụng toàn bộ phần mềm với các tính năng nâng cao. Dạng thứ 2 là bán gói dịch vụ phần mềm dựa trên số tài khoản đăng ký sử dụng, thời gian sử dụng cụ thể. Cả 2 hình thức này đều cho phép bạn có thể dừng phần mềm ở bất cứ thời điểm nào nếu muốn chuyển sang phần mềm khác. Đồng thời tại thời điểm ngừng, mọi chi phí cũng sẽ ngừng.
Với phần mềm truyền thông, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian cài đặt. Trong khi đó, với phần mềm SaaS, doanh nghiệp chỉ cần 1 - 2 nhân sự kỹ thuật từ nhà cung cấp SaaS là đã có thể thiết lập toàn bộ tài khoản cũng như training cho nhân viên sử dụng
Luôn được hỗ trợ cập nhật phần mềm với các tính năng mới nhất
Sử dụng phần mềm trên nền tảng internet, doanh nghiệp không cần đội ngũ bảo trì, đội ngũ kỹ thuật túc trực để xử lý vấn đề. Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm phần này. Các phần mềm cũng sẽ được cập nhật liên tục các tính năng mới và doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng các quyền lợi này.
Không như các phần mềm cài đặt truyền thống. Nếu muốn nâng cấp, bạn buộc phải cài đặt phiên bản mới và tốn thêm chi phí bản quyền.
Dễ dàng sử dụng khi có internet
Phần mềm SaaS được sử dụng với tài khoản cá nhân của mỗi người dùng. Vì vậy, không chỉ ở công ty thì bạn mới có thể sử dụng được nó. Bất kỳ đâu, có thể chỉ với một chiếc điện thoại, bạn đã có thể thực hiện đăng nhập và sử dụng nó với các tính năng không hề giới hạn. Đây là một ưu điểm rất lớn của phần mềm này. Nó giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu làm việc khác nhau.
Dễ dàng sử dụng khi có internet
Điển hình như trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải triển khai “work at home”, hình thức này giúp công việc vẫn được triển khai tốt nhất mà nhân viên không cần phải đến công ty làm việc.
Người dùng cũng có thể đăng nhập các phần mềm SaaS cùng lúc trên nhiều thiết bị để tối ưu khả năng sử dụng. Các trình duyệt và các nền tảng Android, iOS… đều có thể sử dụng hiệu quả.
Khả năng tích hợp với các ứng dụng ngoài
Các phần mềm bản quyền truyền thống thường biệt lập, không liên quan gì đến ứng dụng ngoài. Trong khi đó, một doanh nghiệp rất cần những liên kết khác nhau để có thể quản lý và vận hành hiệu quả.
Ví dụ như bộ phận marketing, chăm sóc khách hàng sẽ tiếp nhận phản hồi người dùng. Nhưng bộ phận sản phẩm cũng cần những thông tin này để lên kế hoạch cải thiện hay đưa ra các ý tưởng mới cho sản phẩm. Thay vì phải truyền tin qua lại, việc tích hợp phần mềm để 2 phòng ban đều có thể thấy được phản hồi của khách hàng sẽ tối ưu nhất cho hoạt động doanh nghiệp.
Tích hợp nhiều ứng dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất
Đây cũng chính là thế mạnh của SaaS. Các phần mềm có thể được tích hợp và trao đổi dữ liệu. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ số hóa quy trình làm việc, chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức làm việc. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh nhất, cập nhật các phần mềm mới nhất để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình.
Có thể mở rộng quy mô mà không ảnh hưởng đến hạ tầng có sẵn
Khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, bạn hoàn toàn có thể mở rộng quy mô dữ liệu đám mây SaaS. Có thể cài đặt thêm gấp đôi, gấp 3, gấp n lần số tài khoản hiện có mà không hề ảnh hưởng đến hạ tầng hay các dữ liệu doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng, đây là một lợi ích rất to lớn và thiết thực.
Triển khai chuyển đổi số với mô hình SaaS hiện đại cùng ORIS
ORIS mang đến cho doanh nghiệp Việt lựa chọn hoàn hảo nhất cùng mô hình SaaS hiện đại hàng đầu thế giới. Đó chính là nền tảng phần mềm Odoo. Phần mềm được chia sẻ thông qua điện toán đám mây, tích hợp hàng loạt các phần mềm riêng lẻ để mang đến quy trình làm việc đồng nhất và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Odoo mang đến rất nhiều giải pháp chuyển đối số theo công nghệ mới nhất:
- Quản lý hành chính nhân sự
- Quản lý kho vận
- Quản lý bán hàng
- Quản trị khách hàng
- Quản lý tài chính kế toán
- Tiếp thị - marketing….
Odoo là một mã nguồn mở tích hợp nhiều ứng dụng theo mô hình SaaS hiện đại nhất
Mô hình phát triển mã nguồn mở từ Odoo cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng được một hệ sinh thái ứng dụng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu mọi quy trình hoạt động, hàng loạt nâng cấp và hàng nghìn tùy chọn nhà cung cấp phần mềm. Đây là một điển hình của mô hình SaaS thành công đã được hơn 5 triệu người dùng toàn cầu sử dụng. Trong đó có không ít các doanh nghiệp tầm cỡ.
ORIS mang đến cho khách hàng doanh nghiệp cơ hội dùng thử miễn phí để bạn có thể trải nghiệm những tiện ích hiện đại mà phần mềm này mang lại. Với kỷ nguyên 4.0, khi mà các nền tảng phần mềm SaaS đang chiếm lĩnh và dẫn đầu xu hướng, chọn lựa Odoo chính là chìa khóa để doanh nghiệp đi đến thành công.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các hệ giá trị mà Odoo mang lại, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn chi tiết:
ORIS SOLUTIONS JSC., CO.
Địa chỉ: 3 Nguyễn Thị Nhung, Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức
Hotline: 0374599363
Email: sales@orissolutions.vn