Chuyển đổi số đã là một vấn đề khá quen thuộc và được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Nó được thực hiện trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành nhà hàng, hay còn gọi chung là F&B.
1. Thực trạng ngành F&B Việt Nam
Trong vô số ngành nghề kinh doanh bị điêu đứng trong dịch bệnh Covid-19, ngành F&B là một trong những ngành chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Theo Vietnam Report khảo sát vào tháng 8 năm 2021, có gần 48% số doanh nghiệp trong ngành F&B Việt Nam cho rằng họ không chịu tác động bởi đại dịch hoặc mức độ tác động không đáng kể trong năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp F&B chịu tác động ở mức nghiêm trọng lên đến hơn 91%. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng khá nghiêm trọng của Covid-19 đến ngành F&B Việt Nam.
Nhiều nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nhà hàng, quán ăn khắc phục được kịp thời và vẫn hoạt động bình thường, thậm chí họ có thể làm nên kỳ tích vì nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh. Vậy họ đã làm gì để sống sót qua mùa dịch bệnh? Có rất nhiều yếu tố để góp phần làm nên sự thành công của doanh nghiệp, nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất và cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh cũng như thời đại số như hiện nay, đó là thực hiện chuyển đổi số.
2. Xu hướng chuyển đổi số ngành F&B
Trước tiên, hãy cùng ORIS Solutions điểm qua một số xu hướng chuyển đổi số trong thời đại hiện nay:
Trong mùa dịch bệnh, nhu cầu ăn uống tại nhà lại gia tăng hơn bao giờ hết. Sự xuất hiện của các ứng dụng giao đồ ăn online như Now, Baemin, Grabfood, Foody, GoFood,...ngày càng chiếm lĩnh thị trường F&B bởi sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn cho mọi nhà trong mùa giãn cách vừa qua.
Bên cạnh, việc sử dụng ngày càng nhiều các phần mềm, ứng dụng quản lý bán hàng, chatbot tương tác trực tiếp với khách hàng, các công nghệ tự động đặt món, thanh toán, quét mã QR,... ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi. Cùng với đó là xu hướng tự phục vụ ở một số quán ăn, nhà hàng thể hiện qua việc khách hàng tự động đặt món tại quầy và thanh toán tự động bằng máy, giúp giảm chi phí nhân sự và khuyến khích khách hàng tham gia vào quá trình phục vụ.
Với những xu hướng thay đổi trên, càng chứng minh một điều rằng các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục với phương pháp thủ công, truyền thống cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số hơn nữa. Nhưng chuyển đổi số như thế nào để hiệu quả về mặt chi phí và đảm bảo không gây xáo trộn các quy trình trong doanh nghiệp? Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây của ORIS Solutions.
3. Vì sao cần thực hiện chuyển đổi số?
Lý do cho việc cần chuyển đổi số là những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, có thể kể đến như:
- Tăng doanh thu và lợi nhuận
- Tăng hiệu quả quản lý vận hành
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng
- Nâng cao an toàn thực phẩm
- Nâng cao chất lượng phục vụ
- Gia tăng khả năng tương tác với khách hàng
- …
4. Lộ trình chuyển đổi số ngành F&B
Để thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần trải qua nhiều giai đoạn để có thể dần dần thích nghi và thành thạo các công nghệ. Nhìn chung, doanh nghiệp thường sẽ cần trải qua 3 giai đoạn sau khi chuyển đổi số:
- Giai đoạn 1: Sẵn sàng chuyển đổi số
Với mục tiêu ở giai đoạn 1 là tối ưu được nguồn lực, doanh nghiệp có thể sử dụng một số giải pháp bán hàng như phần mềm bán hàng, mua hàng & thanh toán trực tuyến, đặt bàn tự động, quản lý bếp, quản lý vận chuyển,...Điều này giúp cho doanh nghiệp tránh những sai sót khi xử lý đơn hàng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tối ưu hóa việc quản lý đồng thời còn giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
Bên cạnh, các giải pháp về quản lý như quản lý kho, quản lý từ xa sẽ giúp bạn quản lý mọi thứ ở bất kỳ đâu và thời điểm nào. kiểm soát dễ dàng và đưa ra được các quyết định kịp thời và nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Thực hiện tăng trưởng trong nền kinh tế số
Với mục tiêu hoạt động tối ưu và kết nối hệ sinh thái trong doanh nghiệp, một số giải pháp bán hàng cho doanh nghiệp nên được áp dụng như: quản lý thẻ thành viên, tự động đặt món và thanh toán, quản lý các thiết bị nhà bếp kết nối internet,...Những giải pháp này sẽ giúp tạo cho khách hàng thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tiết kiệm nhân lực và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Đồng thời việc quản lý các thiết bị bếp kết nối internet sẽ đẩy mạnh hiệu quả vận hành bếp và tạo ra đơn hàng nhanh chóng cho khách hàng.
Với giải pháp quản lý, doanh nghiệp cần phân tích số liệu kinh doanh, phân tích hành vi khách hàng nhằm hiểu rõ về tình hình kinh doanh, về khách hàng để đưa ra những chiến lược đúng đắn, hiệu quả về mặt lâu dài. Bên cạnh, từ việc hiểu rõ về chân dung khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời chính chính sách bán hàng, các khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng.
- Giai đoạn 3: Áp dụng giải pháp số vượt bậc
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ áp dụng những giải pháp về nghiệp vụ bán hàng, bao gồm: hệ thống dự đoán đặt bàn được vận hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI), robot lễ tân, phục vụ, trợ lý ảo/chatbot…nhằm giúp tiết kiệm chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, chúng còn giúp cho doanh nghiệp vận hành dễ dàng, chuyên nghiệp hơn và phục vụ khách hàng nhanh chóng 24/7, đem lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp cần thực hiện đó là dự báo tình hình kinh doanh. Bằng việc sử dụng các phần mềm để phân tích, dự báo kinh doanh, doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định về chiến lược trong tương lai để phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Tạm kết:
Chuyển đổi số là một nhu cầu tất yếu để thích nghi với thời đại số như hiện nay. Đây có thể là thách thức ban đầu cho các doanh nghiệp nhưng nó sẽ là một bệ phóng thật vững chắc nếu doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu về các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi!
Thông tin liên hệ
Hotline: 037 459 9363
Email: sales@orissolutions.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/orissolutions/